Bổ sung khoáng chất cho dê nuôi
Nhu cầu về chất khoáng
Chất khoáng là nhu cầu cần thiết để phát triển xương, răng, mô và cũng cần cho quá trình tạo nên enzyme, hormon và những chất cần thiết khác cho quá trình trao đổi bình thường của cơ thể.
Nhu cầu chất khoáng cho dê có thể phân làm hai nhóm chính là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Khoáng đa lượng:
– Canxi (Ca): Cần cho việc kiến tạo xương và răng, nhất là gia súc đang sinh trưởng, cần cho quá trình tạo sữa ở những gia súc đang cho sữa.
– Phốt-pho (P): Cũng là nhu cầu cần cho mô và xương, nếu thiếu phốt-pho sẽ làm cho dê sinh trưởng và phát triển kém, giảm ăn…
– Natri (Na) và Clo (Cl): Có thể cung cấp thường xuyên cho dê bằng loại đá liếm hoặc ống muối treo trong chuồng nuôi, đồng thời giúp làm tăng tính ngon miệng.
– Magiê (Mg): Là nhu cầu đối với hoạt động riêng biệt của hệ thống thần kinh, enzim. Thiếu Magiê sẽ làm cho dê lười ăn, dễ bị kích thích và sự hóa vôi mô mềm.
– Lưu huỳnh (S): Là một thành phần quan trọng vì nó là thành phần của một số amino acid, đồng thời cũng là một nguyên tố khoáng cần thiết trong quá trình tổng hợp protein của vi sinh vật dạ cỏ.
Khoáng vi lượng:
– Sắt (Fe): Cần thiết cho quá trình hình thành hemoglobin và các enzim trong quá trình ôxy hóa.
– I-ốt (I): Cần thiết cho quá trình tổng hợp những hormon tuyến giáp trạng để điều hiện cường độ trao đổi chất. Thiếu I-ốt sẽ làm gia súc mang thai đẻ con ra yếu ớt và có thể chết.
– Kẽm (Zn): Cần thiết cho việc sản xuất của hơn 200 enzyme liên quan đến quá trình trao đổi chất. thiếu Kẽm sẽ làm cho gia súc bị hạn chế sinh trưởng, giảm sinh tinh ở con đực và giảm khả năng thu nhận thức ăn.
– Mangan (Mn): Cần thiết cho hoạt động của enzyme. Nếu thiếu gia súc sẽ giảm khả năng sinh sản, đi lại khó khăn, biến dạng da chân.
Các khoáng chất vi lượng, bao gồm đồng, selen, kẽm, molypden và coban, chịu ảnh hưởng lớn của địa lý địa phương. Các khoáng chất vi lượng cạnh tranh với nhau để hấp thụ, do đó tỷ lệ giữa chúng với nhau thường quan trọng như nồng độ tuyệt đối. Khoáng chất vi lượng thường được cho ăn như một chất bổ sung thương mại. Mục đích của việc lựa chọn các chất bổ sung như vậy là để chọn ra loại phù hợp nhất với nhu cầu địa phương của đàn.
Khoáng vi lượng có thể được trộn thành chất cô đặc; tuy nhiên, ở nhiều đàn nhỏ, chúng được cung cấp dưới dạng sản phẩm tự do lựa chọn. Khoáng chất lỏng và muối được ưa thích hơn các khối. Muối khoáng tự do lựa chọn được trộn với natri clorua để điều chỉnh lượng tiêu thụ. Nếu các nguồn muối bổ sung được đặt gần các khoáng chất thì việc tiêu thụ hỗn hợp khoáng chất có thể giảm đi.
Dê không nhạy cảm với độc tính của đồng như cừu, vì vậy chúng có thể chịu được việc bổ sung thêm đồng. Mặc dù dê dễ bị thiếu đồng, nhưng việc tiêm bolus đồng – một phần của một số chương trình kiểm soát ký sinh trùng vì vậy, chỉ nên được tiến hành hết sức thận trọng.
Thức ăn khoáng
Các loại thức ăn tự nhiên trong khẩu phần ăn của dê thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu khoáng của cơ thể. Vì vậy cần để cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần, nâng cao khả năng sản xuất, đề kháng bệnh cần cho dê ăn thêm thức ăn khoáng như: Bột khoáng canxi, bọt xương, bột vỏ sò hay vỏ trứng. Nên bổ sung muối vào khẩu phần ăn của dê qua việc cho vào nước uống hay thức ăn xanh nhằm tăng tính ngon miệng và hạn chế dê uống các nguồn nước khác bị ô nhiễm. Muối ăn thông thường cũng như các hỗn hợp khoáng thương mại có thể cung cấp đầy đủ khoáng cho dê. Phương pháp sản xuất đơn giản cung cấp khoáng cho dê như sau:
Đặt ống tre đựng muối trong chuồng dê: Cung cấp bằng cách này thì không lãng phí muối vì dê chỉ có thể liếm bên ngoài của ống tre đúng nhu cầu mà nó cần.
Phương pháp làm ống tre đựng muối cho dê liếm: Dùng một ống tre già có đường kính khoảng 6 – 9 cm. Cắt ½ giữa hai mắt. Mở 2 lỗ bên trên của tre để có thể giữ chặt trong chuồng dê. Cho muối hoặc khoáng và một ít nước vào ống tre. Treo ống tre ở một góc chuồng chiều cao khoảng 75 – 100 cm tính từ sàn. Đặt một hộp muối nhỏ và buộc lại trong góc chuồng.
Làm một tảng liếm treo trong chuồng dê: Cách này rất thuận lợi và hiệu quả vì dê có thể liếm khi nào nó thích cũng như nó được sử dụng lâu dài hơn. Các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để làm một tảng liếm như sau: Khoáng thương phẩm 1 kg; Muối 3,45 kg; Cement 0,55 kg; Nước vừa đủ; Một thùng đựng nhựa đựng dung tích khoảng 4 – 5 l; Một sợi dây chắc để trao khối liền; Túi nilong; một thùng lớn để trộn.
Phương pháp làm khối liếm: Đặt túi nilong vừa vặn với thùng chứa khối liếm. Bẻ một đường cong khoảng 40 cm trên sợi dây để treo khối liếm. Đưa một nửa sợi dây vào thùng và đổ hỗn hợp trộn vào. Để thùng trộn vào nơi tránh mưa khoảng 4 ngày. Sau đó lấy tảng liếm ra và treo ở chuồng dê với độ cao thích hợp.