Cách khắc nguyên nhân phục gà bị chậm lớn, còi cọc
Do Reovirus
Hội chứng còi cọc ở gà do một loại Reovirus gây ra. Vì vậy hội chứng còi cọc được xem là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh còi cọc chỉ xảy ra ở gà 1- 6 tuần tuổi.
Do có một số chủng Reovirus gây sụt trứng ở gà đẻ nên để phòng bệnh còi cọc ở gà con các nhà nghiên cứu chế tạo các vaccine chứa nhiều chủng Reovirus nhằm phòng hội chứng còi cọc và giảm đẻ cùng một lúc với cùng một loại vaccine. Avian Reovirus - vaccine vô hoạt của Pháp tiêm dưới da 0,5 ml/con; Inacti/Vac Reo - vaccine vô hoạt của Pháp chứa 2 chủng S1133 chống viêm khớp và 1733 chống còi cọc. TAD.Reo Vac.I - chủng U con 1133 tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho gà 7 - 10 ngày tuổi lần 1 và nhắc lại lúc 4 tuần tuổi.
Do giun sán
Thường gặp ở gà chăn thả, thả đồi, trong quá trình ăn, uống bị nhiễm sán từ nguồn thức ăn trong tự nhiên. Gà có nhiều giun sán trong đường ruột sẽ dẫn tới bị còi cọc, chậm lớn.
Giải pháp khắc phục: Nên tẩy giun bằng Levamisol hoặc Fenbendazol giai đoạn: 40 ngày, 70 ngày và 100 ngày với gà nuôi dài ngày. Cân khối lượng của gà để cho ăn theo hướng dẫn trên bao bì. Cho nhịn đói sau đó cho ăn. Chú ý phải dùng đúng liều chỉ định, thừa hoặc thiếu liều chỉ định sẽ không mang lại hiệu quả tẩy giun. Cho ăn xong 10 ngày liên tục. Sau khi tẩy giun cần bổ sung thêm B-Complex, Multivitamin và men tiêu hóa.
Phòng bệnh: Cho gà hỗn hợp thức ăn và thuốc tẩy giun trên theo chu kỳ 10 ngày/lần; Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Có kế hoạch khử trùng sát trùng định kỳ; Sử dụng con giống, dụng cụ, thực phẩm chăn nuôi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Do ký sinh trùng, đầu đen
Gà thả vườn thường mắc bệnh đầu đen (kén ruột) do histomonas. Khắc phục: Không thả gà ngày mưa, thường xuyên tẩy giun, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi. Điều trị bệnh đầu đen bằng: Sulfamonomethocin hoặc Sulfadimethocin.
Do quá trình ấp nở
Trong quá trình ấp trứng gà bằng máy ấp trứng hay lò ấp thủ công, nếu bị thiếu nhiệt hay quá nhiệt cũng làm gà con nở không đạt tiêu chuẩn, dẫn tới gà sẽ phát triển không bình thường trong suốt quá trình. Để khắc phục vấn đề này, điều chỉnh lại nhiệt độ ấp cho máy ấp; Cần chọn những con giống khỏe mạnh, to con, lông bông, mắt sáng, nhanh nhẹn…
Gà bị mắc bệnh mãn tính
Các bệnh phổ biến như: Cầu trùng, thương hàn, newcastle, CRD…, gà bị mắc những bệnh mãn tính sẽ chậm lớn, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới còi cọc chậm lớn. Vấn đề này cần tìm hiểu thêm các triệu trứng khác để biết gà đang mắc bệnh gì mới có thể khắc phục triệt để.
Gà bị bệnh đã chữa khỏi
Gà bị mắc bệnh sau một thời gian và được chữa khỏi, tuy nhiên không phải cứ khỏi bệnh là gà đã phát triển bình thường, nhiều trường hợp sau bệnh gà sẽ chậm lớn và trở nên còi cọc. Cách khắc phục tốt nhất vấn đề này là tách chúng ra nuôi riêng, nếu vẫn chậm lớn thì sớm loại bỏ.
Mật độ nuôi quá lớn
Khi mật độ nuôi lớn sẽ dẫn tới gà không có không gian để chơi và phát triển bình thường, dần dần xuất hiện những con kém ăn hoặc không tranh được với những con khác.
Cách khắc phục: Cần bố trí chuồng trại phù hợp với số lượng con nuôi, hoặc giảm số lượng lại để đảm bảo cho gà đủ không gian sống. Nên nuôi số lượng con vừa phải để đảm bảo có thể quan sát và kịp thời phát hiện bệnh của gà trong quá trình nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi tối thiểu 8 - 10 con/m2 ngoài ra cần đảm bảo chuồng trại thông thoáng. Thiết kế chuồng trại: Chiều cao tường bao 35 - 40 cm chiều cao mái tối thiểu 2,5 m.
Do dinh dưỡng
Gà là một loại gia cầm có đặc điểm nhạy cảm với tác động môi trường, thời tiết. Với thân nhiệt cao, tiêu hóa thức ăn nhanh cho nên chế độ dinh dưỡng cũng cần đặc biệt quan tâm. Cần có chế độ dinh dưỡng riêng cho gà hướng thịt, gà đẻ trứng, gà chọi, gà cảnh…
Do con giống, kỹ thuật úm
Do con giống: Cần đảm bảo gà đưa vào nuôi đạt trọng lượng tối thiểu 32 - 35 g có màu lông đặc trưng cho giống, mắt sáng, phản xạ tốt với tiếng động. Loại bỏ gà nhỏ dưới 30 g, gà bết lông, hở rốn, vẹo đầu, vẹo mỏ.
Do kỹ thuật úm không tốt: Đảm bảo nhiệt độ giai đoạn úm tuần đầu 33 - 350C, tuần thứ 2 từ 33 - 310C, tuần thứ 3 từ 28 - 300C …