Chăm sóc vườn cây ăn trái vào mùa khô
Theo các nhà khoa học, việc sử dụng phân hữu cơ đúng kỹ thuật là yếu tố góp phần cải thiện năng suất, chất lượng trái cây đáp ứng nhu cầu SX phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Thông tin về vấn đề sử dụng phân hữu cơ hiện nay của bà nông dân, TS. Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: "Thứ nhất, nông dân mình cứ sử dụng quen phân vô cơ trong nhiều năm qua rất dễ làm cho đất bị bạc màu. Thứ hai, hiện nay phân hữu cơ có quá nhiều chủng loại, khó phân biệt giữa phân hữu cơ và phân khoáng.
Vấn đề nữa là, cần thay đổi nhận thức của bà con là phân hữu cơ càng nhiều thì càng tốt mà không bón phân vô cơ kèm theo là không đúng. Cần phải có sự kết hợp của phân vô cơ và phân hữu cơ một cách hợp lý, vì phân hữu cơ đóng vai trò cung cấp vi sinh vật cho đất, giúp cây hấp thụ được phân vô cơ nhiều hơn, chứ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Và cuối cùng là, một số bà con có áp dụng bón phân hữu cơ cho cây nhưng với liều lượng rất ít thì chưa đủ, tôi đề nghị cần nâng cao liều lượng từ 20-50 kg/gốc/năm là hợp lý nhất".
Để sử dụng phân hữu cơ hiệu quả PGS.TS Phạm Văn Kim, nguyên giảng viên Khoa Nông nghiệp - sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ) khuyến cáo: Trên vườn cây ăn trái lượng chất hữu cơ có sẵn trong đất như lá cây mục, cỏ mục… tuy nhiên lượng phân này rất ít nên bà con cần bón để bổ sung vào đất các chất hữu cơ như phân heo, bò, gà… ủ hoai, mục. Hoặc bà con có thể sử dụng rơm ủ xung quanh gốc cây.
Bên cạnh bà con tưới nước thì có thể dùng chất trichoderma để giúp rơm mau mục. Hay có thể dùng cây lục bình (bèo tây) để làm phân hữu cơ cho cây thay rơm nhưng tránh để rơm, lục bình kín gốc cây, cách ra chừng 2 tấc. Vì trên lục bình rơm vẫn có các mầm bệnh cần phải đề phòng…
Cũng theo các nhà khoa học, bà con không nên sử dụng phân tươi để bón trực tiếp vào gốc cây như bón phân gà tươi trên cây thanh long, phân bò trên cây cao su… Vì trong quá trình phân hủy sẽ tạo ra nhiều chất gây như H2S… Mà nên ủ hoai để tránh mầm bệnh và ngộ độc đất, ảnh hưởng cây trồng về sau.
Trong điều kiện thâm canh vườn cây ăn trái, ngoài phân hữu cơ ra cần phải được bón thêm dinh dưỡng hóa học để cho năng suất và chất lượng tối ưu. Hiệu quả sử dụng phân bón phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng phân, điều kiện đất đai, thời tiết, thời gian sinh trưởng và tình trạng phát triển của cây.
Là một nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm trồng quýt, ông Lê Văn Lải (ở huyện Lai Vung - Đồng Tháp) chia sẻ: “Muốn trái quýt chất lượng ngon thì mình phải chuẩn bị ngay từ đầu như kỹ thuật, phân bón chất lượng và hợp lý. Lúc đầu thì tôi sử dụng phân đạm với lân để cho trái mau lớn, dày da. Giai đoạn sau thì tập trung bón kali cao để “đánh mạnh” chất lượng trái quýt, cho trái nặng, mọng nước, có độ ngọt, vỏ mỏng…”.
Ông Tạ Duy Linh, GĐ Maketing Cty Behn Meyer Aricare Việt Nam cho biết: "Hiện Cty có nhiều sản phẩm cung cấp cho nông dân để chăm sóc vườn cây ăn trái trong mùa khô. Tuy nhiên, chúng tôi muốn giới thiệu đến với nông dân sản phẩm Nitrophoska perfect với công thức 15-5-20 -2+8S+TE phức hợp, có nhiều ưu điểm rất nổi tiếng trên toàn cầu.
Thứ nhất đây là dòng phân phức hợp nên hạt rất đồng đều và dễ dàng tan chảy hơn, nâng cao khả năng tiếp xúc với rễ cây và tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng.
Thứ hai là, với công thức 15-5-20 kết hợp với hàm lượng trung vi lượng, khi bón sẽ giải phóng đủ hàm lượng dinh dưỡng mà cây cần.
Về hàm lượng đạm trong sản phẩm có hai dạng amoni (NH4+) và Nitrat (NO3-). Dạng amoni giúp cây hấp thụ ngay, còn dạng nitrat là dạng giải phóng từ từ nên cây sẽ cung cấp đủ hàm lượng đạm cho cây sử dụng trong một thời gian dài. Đó là lý do vì sao khi bón Nitrophoska perfect trái thường to và nặng hơn nhiều.
Còn lân là dạng lân dễ tiêu cây dễ dàng hấp thụ dù không nhiều tronng thời gian mang trái. Hàm lượng kali trong Nitrophoska perfect là dạng kalisulfat (K2SO4) rất dễ hấp thu, cải thiện phẩm chất trái, kéo dài thời gian bảo quản nông sản. Ngoài ra, trong sản phẩm còn có các hàm lượng vi lượng như Mg, Ca,… giúp cây trồng phát triển tốt, cải thiện đất.
Hiệu quả thể hiện rõ nhất của Nitrophoska perfect trên cây sầu riêng giúp hột đầy đặn, cơm lên màu; còn trên cây bưởi thì trái nặng và ít khô cơm hơn…