Chăn nuôi sạch, không phá rừng

Chăn nuôi sạch, không phá rừng

Qua 5 năm triển khai dự án LCASP, đồng bào dân tộc ở huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) không những giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian, đặc biệt giải quyết vấn đề chất đốt trong sinh hoạt, không còn phá rừng để mưu sinh.

Tính từ năm 2014 - 2018 huyện Mộc Châu đã xây dựng được 477 bể biogas, với kinh phí hỗ từ 3-5 triệu đồng/hộ gia đình. Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, cán bộ kỹ thuật chương trình LCASP huyện Mộc Châu, khi các mô hình chăn nuôi trên địa huyện chưa đưa hầm biogas vào sử dụng, chất thải trong chăn nuôi làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, thấy được hiệu quả của việc sử dụng hầm khí biogas, nhiều hộ đã chủ động xây lắp và đưa vào sử dụng, từ đó, quy mô chăn nuôi cũng được mở rộng hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng đánh giá: “Việc sử dụng hầm khí biogas mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ môi trường trong lành, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, chung tay góp sức xây dựng NTM. Hơn nữa, không gây ô nhiễm môi trường và dùng làm nhiên liệu đốt trong sinh hoạt hàng ngày”.

Ghi nhận thực tế của PV tại xã Phiêng Luông, tính đến thời điểm này có 22 công trình các bon thấp được xây dựng. Từ khi có dự án, người dân đã dần chuyển từ chăn nuôi truyền thống vào chăn nuôi chuồng trại, tập trung, sử dụng biogas trong xử lý chất thải, nước thải.

Như bản Suối Khem, đồng bào dân tộc Dao trước kia có thói quen nuôi lợn thả rông, hoặc chăn nuôi chuồng trại thì chất thải, nước thải bà con xả trực tiếp ra sông, suối… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm 2015, dự án các bon thấp triển khai, việc chăn nuôi khôngcòn ô nhiễmmôi trường.

Gia đình ông Triệu Văn Den ở bản Suối Khen nuôi 15 con lợn, trước mùi hôi thối, chất thải… khiến người dân trong bản luôn phàn nàn. Năm 2018, LCASP hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ, ông quyết định xây dựng bể biogas. Qua một năm sản xuất, môi trường chănnuôisạch sẽ hẳn, tiết kiệm chi phí.

Ông Triệu Văn Den cho biết: “Sau khi lắp bể biogas mùi hôi thối giảm đi, không ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh. Khí biogas dùng để đun nấu, tiết kiệm được thời gian, tiết kiện được sức lao động, không phải đi mấy cây số để lấy củi về đun nấu. Gia đình tôi làm xong, thấy hiệu quả, nhiều hộ dân xung quanh đã đến học hỏi để xây dựng bể biogas. Ngoài ra nước thải sau khi xử lý qua biogas, tôi còn dùng để tưới cây ăn quả, rau phát triển rất tốt”.

Chăn nuôi sạch

Cán bộ dự án LCASP tư vấn cho đồng bào về bể biogas

Trong những ngày này, gia đình ông Triệu Văn Quânởbản Tám Ba (xã Phiến Luông) thuê thợ từ Thái Bình lên tư vấn, lắp đặt bể biogas cho đàn lợn 15 con, với công suất 7m3. Vừa chỉ tay vào bể biogas chuẩn bị lắp đặt, ông Quân hào hứng: “Ngày trước tôi nuôi theo truyền thống, thấy lãng phí phân gio, nguồn nước, đã lãng phí còn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm. Tôi đi tham khảo nhiều chỗ làm biogas, thấy hiệu quả về khí đốt, nguồn nước, chất thải… được cán bộ dự án tuyên truyền thì mình cũng học hỏi làm theo”.

Cũng theo ông Quân, sử dụng biogas sẽ tiết kiệm thời gian đi lấy củi, không còn phá rừng lấy củi về đun nấu như trước kia. Hôm nay tôi lắp người dân đến xem rất đông. Tôi sẽ tuyên truyềnđể họlắp bể biogas”, ông Triệu Văn Quân nói thêm.

“Người dân tận dụng triệt để phân hữu cơ vi sinh sau quá trình ủ khí dưới hầm biogas bơm lên tưới cho vườn rau, cây ăn quả... Lắp đặt hệ thống đường ống tưới phân chìm dưới đất dẫn tới khắp nơi trong vườn, giúp việc tưới phân hữu cơ trở nên đơn giản, thuận tiện. Quan trọng hơn, đồng bào dân tộc hạn chế phá rừng làm chất đốt. Tiết kiệm được thời gian đun nấu, không khói bụi…”, ông Nguyễn Ngọc Dũng.