Diệt cỏ hiệu quả và an toàn đầu vụ lúa Đông Xuân
ĐBSCL luôn tồn tại song song nhiều giai đoạn lúa từ hai mùa vụ gần nhau đó là Thu Đông và Đông Xuân 2018 – 2019 do đặc tính gieo sạ khác nhau của mỗi vùng.
Cụ thể, theo thông tin tổng hợp 2 vụ lúa từ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam vào đầu tuần thì toàn vùng đã xuống giống được gần 1,3 triệu ha phần lớn diện tích ở giai đoạn đẻ nhánh và đồng trổ.
Khi trà lúa đa dạng thì dịch hại cũng có cơ hội đi theo là điều hiển nhiên. Trên đồng ruộng của bà con lúc nào cũng có sự tồn tại của rất nhiều đối tượng như nấm khuẩn, côn trùng gây hại, cỏ dại… Trong số đó thì cỏ dại là một đối tượng rất nguy hại mang tính chất cạnh tranh và lấn át trực tiếp làm lúa chậm phát triển khiến bà con luôn trăn trở.
Cỏ dại có mặt ở khắp mọi nơi và nếu không có biện pháp quản lý phù hợp kịp thời thì chúng sẽ phát triển rất nhanh gây áp lực về chi phí đầu tư. Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia thì cỏ dại có khả năng gây thiệt hại năng suất lên đến 50%. Thật vậy, các tài liệu chuyên môn nông nghiệp cũng cho hay rằng khả năng thích ứng và tồn tại của cỏ dại luôn cao hơn cây lúa rất nhiều dù trong điều kiện rét hay nắng nóng, phèn mặn.
Ngoài ra, hầu hết các loài cỏ dại đều có thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) cộng với cấu trúc đặc biệt của vỏ nên tồn tại trong đất rất lâu. Chúng sinh sản bằng nhiều cách khác nhau với tốc độ rất nhanh, phát tán dễ dàng trên diện rộng vì hạt thường nhỏ, nhẹ, có lông tơ dễ được nước, gió, côn trùng, gia súc, con người và thậm chí là dụng cụ làm nông mang đi xa.
Để có thể quản lý được cỏ dại thì cần có sự kết hợp nhiều yếu tố. Trước hết là làm đất kỹ, bằng phẳng để chủ động lượng nước vì nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khâu diệt cỏ. Tiếp theo là chọn đúng loại thuốc có tác động diệt trừ cỏ dại một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sự pháttriển của lúa.
Nói riêng về thuốc trừ cỏ thì thông thường sẽ được phân chia dựa trên một số phương diện khác nhau, điển hình là thời gian tác động và phạm vi tác động. Nếu xét về thời gian thì có thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm. Tiền nảy mầm là những thuốc tác động diệt cỏ khi hạt chưa mọc thành cây mà chỉ mới có mầm vừa mới nhú ra khỏi hạt, thông thường để đạt hiệu quả tối ưu thì loại thuốc này được khuyến cáo sử dụng ở thời điểm 0 – 4 ngày sau sạ (NSS). Còn thuốc hậu nảy mầm thì sẽ có tác động diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc và có lá, đối với loại thuốc này thì bà con nên phòng trị khi cỏ 2 – 3 lá để mang lại hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.
Về phạm vi tác động sẽ bao gồm thuốc cỏ chọn lọc và không chọn lọc. Thuốc cỏ chọn lọc là loại thuốc chỉ có khả năng diệt được một vài hoặc nhiều loài cỏ, hoàn toàn không gây hại hoặc làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa. Thuốc cỏ không chọn lọc thì sẽ có tác động đến hầu hết các loài thực vật đang ở thời kỳ sinh trưởng. Ngoài ra, một tiêu chí nữa để nhà nông dễ đưa ra quyết định sử dụng là phổ tác dụng của thuốc trừ cỏ. Phổ tác dụng là số lượng các loại cỏ mà thuốc có thể tiêu diệt được, nếu diệt được ít loại cỏ thì gọi là phổ hẹp và ngược lại là phổ rộng.
Ruộng lúa tươi tốt và sạch cỏ luôn là mong muốn của nhà nông
Khi đã tìm hiểu cũng như xác định được loại thuốc cỏ cần sử dụng thì tiếp theo bà con cần lưu ý về thời điểm phun và liều lượng khuyến cáo đối với từng sản phẩm theo thời gian tác động cụ thể để tối ưu về mặt chi phí. Bà con có thể sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Push 330EC để quản lý cỏ dại. Khi sử dụng bà con sẽ có cơ hội nhận về những phần thưởng giá trị từ chương trình khuyến mãi đang diễn ra như: Tặng ly thủy tinh khi mua Windup 500EC và mở nắp Push để hòa nhịp cùng “Xịt Push sạch cỏ - trúng vàng đỏ tay”.