Giá heo hơi lao dốc, hàng tại chợ và siêu thị vẫn cao
Đầu tháng 3 đến nay, giá heo hơi liên tục giảm xuống dưới giá thành (55.000-60.000 đồng một kg) khiến người chăn nuôi lỗ nặng. Báo cáo của chợ đầu mối Hóc Môn (chợ đầu mối tiêu thụ heo lớn nhất ở TP HCM) cho biết giá heo tại hộ chăn nuôi đang giảm về mức thấp nhất 47.000 đồng, còn tại các công ty chăn nuôi, giá là 48.000-51.000 đồng một kg. Hiện, nhiều hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai và các tỉnh miền Tây không còn vốn để tái đàn nên đã "treo chuồng".
Giá hơi lao dốc nhưng một tháng qua, giá thịt bán lẻ tại các chợ truyền thống, siêu thị vẫn neo ở mức cao.
Ghi nhận tại các chợ truyền thống, giá thịt dao động 70.000-170.000 đồng một kg, trong đó, ba rọi và sườn non, thịt nạc giòn (phần thịt nọng cổ) có giá cao nhất. So với giá hơi, các mặt hàng này tại chợ truyền thống đang cao gấp 1,5-3,5 lần (tùy theo loại thịt).
Trong khi đó, ở các hệ thống siêu thị, giá thịt heo bán lẻ đang cao hơn so với chợ truyền thống 30.000-40.000 đồng mỗi kg (tùy loại). Cụ thể, giá xương cổ heo 70.000 đồng một kg, chân giò 110.000-130.000 đồng một kg, còn ba rọi, sườn non, nạc nọng heo 190.000-240.000 đồng, không thay đổi so với trước. Mức giá này cao gấp 1,5-5 lần so với giá heo hơi.
Quầy thịt heo tại hệ thống siêu thị ở Gò Vấp (TP HCM).
Lý giải giá thịt neo mức cao dù heo hơi giảm mạnh, chị Ngọc Anh - tiểu thương tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp) - cho rằng chi phí vận chuyển, thuê sạp gần đây tăng mạnh khoảng 20-40% so với trước. Do vậy, sau khi cộng các chi phí này, giá thịt khó có thể điều chỉnh giảm.
Các hệ thống siêu thị cũng cho biết đang cố gắng giảm giá thịt heo 10-15% so với trước, nhưng thực tế chúng vẫn cao hơn tại các chợ truyền thống và khó hạ theo tốc độ giảm của giá hơi. Bởi họ phải gánh nhiều chi phí về mặt bằng, điện, nước, không gian mua sắm, nhân sự để phục vụ người tiêu dùng. Ngoài ra, 3 tháng đầu năm, sức mua giảm, hàng tồn kho tăng, siêu thị thường xuyên khuyến mãi với giá thấp nên sau khi trừ chi phí, lợi nhuận không đáng kể, thậm chí hòa vốn.
Nhìn nhận diễn biến này, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc C.P Việt Nam cho rằng nguyên nhân chủ yếu là sức mua yếu. Ông dẫn chứng, trong 75 kg thịt pha lóc, các bộ phận đầu lòng, xương heo, mỡ heo, thịt nạc mông chiếm phần lớn nhưng lại khó bán, giá thấp; vì vậy, các tiểu thương, siêu thị thường đẩy giá những phần còn lại (hút khách hơn) như ba rọi, sườn non lên cao để bù đắp.
"Trước đây, các loại thịt khó bán được các nhà hàng, quán ăn, bếp công nghiệp mua với số lượng lớn. Một năm trở lại đây, doanh nghiệp phá sản, công nhân nghỉ việc hàng loạt khiến nhóm hàng này khó tiêu thụ hoặc bán dưới giá sản xuất", ông Huy lý giải thêm.
Trang trại nuôi heo tại Đồng Nai.
Lý giải giá thịt neo mức cao dù heo hơi giảm mạnh, chị Ngọc Anh - tiểu thương tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp) - cho rằng chi phí vận chuyển, thuê sạp gần đây tăng mạnh khoảng 20-40% so với trước. Do vậy, sau khi cộng các chi phí này, giá thịt khó có thể điều chỉnh giảm.
Các hệ thống siêu thị cũng cho biết đang cố gắng giảm giá thịt heo 10-15% so với trước, nhưng thực tế chúng vẫn cao hơn tại các chợ truyền thống và khó hạ theo tốc độ giảm của giá hơi. Bởi họ phải gánh nhiều chi phí về mặt bằng, điện, nước, không gian mua sắm, nhân sự để phục vụ người tiêu dùng. Ngoài ra, 3 tháng đầu năm, sức mua giảm, hàng tồn kho tăng, siêu thị thường xuyên khuyến mãi với giá thấp nên sau khi trừ chi phí, lợi nhuận không đáng kể, thậm chí hòa vốn.
Nhìn nhận diễn biến này, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc C.P Việt Nam cho rằng nguyên nhân chủ yếu là sức mua yếu. Ông dẫn chứng, trong 75 kg thịt pha lóc, các bộ phận đầu lòng, xương heo, mỡ heo, thịt nạc mông chiếm phần lớn nhưng lại khó bán, giá thấp; vì vậy, các tiểu thương, siêu thị thường đẩy giá những phần còn lại (hút khách hơn) như ba rọi, sườn non lên cao để bù đắp.
"Trước đây, các loại thịt khó bán được các nhà hàng, quán ăn, bếp công nghiệp mua với số lượng lớn. Một năm trở lại đây, doanh nghiệp phá sản, công nhân nghỉ việc hàng loạt khiến nhóm hàng này khó tiêu thụ hoặc bán dưới giá sản xuất", ông Huy lý giải thêm.
Tuy nhiên, các lý do trên không được những người chăn nuôi đồng tình. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng các chi phí mà tiểu thương và siêu thị nêu chiếm phần không đáng kể trong cơ cấu giá thành. Đặc biệt, hiện rất nhiều hệ thống siêu thị đã mua trực tiếp từ nông dân (không qua trung gian) nên giá thành thịt bán lẻ không thể cao như vậy.
Theo ông, đây là câu chuyện về hoạt động phân phối hàng hóa ở Việt Nam. Hầu hết giới kinh doanh đều nhắm đến mục tiêu lợi nhuận cao nên khi đã tăng giá rồi rất khó giảm. Trong khi đó, khâu kiểm soát của Nhà nước chưa chặt chẽ. "Các chi phí có tăng, nhưng tôi cho rằng giá bán lẻ trên 200.000 đồng một kg là quá đắt so với giá heo hơi hiện nay", ông Đoán nói.
Liên quan việc các cơ sở kinh doanh cho rằng nhiều loại thịt khó bán, có giá rất thấp, theo ông Đoán là chưa chính xác. Qua khảo sát của hiệp hội này cho thấy, giá thịt mông, vai, chân giò, cốc lết (chiếm tỷ lệ 66,6% trên một con heo đã giết mổ) vẫn ở mức 70.000-100.000 đồng một kg. Mức này đang cao hơn giá heo hơi gần một nửa. Trong khi đó, sườn non và ba rọi chiếm tỷ lệ 22,6% trên một con heo được bán với giá cao gấp 3,5-5 lần so với giá hơi.
Theo tính toán của VnExpress dựa trên số liệu khảo sát, mỗi con heo tại các chợ đang bán cao hơn so với trang trại là 87%, tức chệnh lệch 4 triệu đồng một con (100 kg). Còn tại các siêu thị, mỗi con heo bán ra cao hơn 132% so với trang trại, tương đương chênh lệch trên 6 triệu đồng một con. Trong khi đó, chi phí cho khâu giết mổ, kiểm định, vận chuyển thực chất chỉ khoảng 457.000 đồng trên một con heo.
Để giá thịt heo tới tay người tiêu dùng sát với thực tế, ông Đoán cho rằng cần kiểm soát lại khâu phân phối, giảm bớt các khâu trung gian. Ngoài ra, nên đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng thịt mát với mô hình khép kín từ trang trại tới khâu phân phối, giảm các chi phí thừa.
Cũng theo ông Đoán, do số liệu thống kê về nguồn cung trên thị trường không sát thực tế khiến người nuôi đổ xô mở rộng trang trại, làm mất cân đối cung cầu. Do đó, nông dân lâm vào cảnh thua lỗ nặng. Ông đề nghị Nhà nước cần quy hoạch lại việc chăn nuôi trong dân, kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu thịt.
Đồng quan điểm, một chuyên gia trong ngành ở TP HCM cho rằng nên thay đổi cách quản lý, dự báo nguồn cung và nhu cầu tiêu dùng trong ngành chăn nuôi. Ngoài ra, cần quy định trần cho các mặt hàng thiết yếu để người bán không thể tăng giá bất hợp lý.
Đối với chăn nuôi nông hộ, theo ông nên phổ biến cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả, an toàn, khuyến khích người dân tận dụng phụ phẩm. Ngoài ra, thay vì phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nguồn nhập khẩu, người dân cần chuyển đổi những diện tích kém hiệu quả sang trồng ngô, sắn để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Hiện, mỗi năm nước ta có hàng chục triệu tấn phụ phẩm trong nông nghiệp có thể làm thức ăn chăn nuôi. Do đó, ông khuyến khích người nuôi heo tận dụng nguồn này để không lãng phí, cũng như giảm giá thành chăn nuôi tránh thua lỗ nặng khi nguồn cung tăng cao cầu giảm.