Giá lúa gạo hôm nay (18/12): Các mặt hàng ổn định
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (18/12) đi ngang. Theo đó, lúa Nàng Nhen (khô) duy trì ở mức cao nhất trong các loại với 15.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, mặt hàng nếp ổn định. Hiện, giá nếp 3 tháng duy trì trong khoảng 7.600 - 7.700 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) tiếp tục được thu mua trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp 3 tháng (tươi) | kg | 7.600 - 7.700 | - |
- Nếp Long An (tươi) | kg | 7.800 - 8.000 | - |
- Nếp AG (khô) | kg | - | - |
- Nếp Long An (khô) | kg | - | - |
- Lúa IR 50404 | kg | 8.900 - 9.100 | - |
- Lúa Đài thơm 8 | kg | 9.400 - 9.600 | - |
- Lúa OM 5451 | kg | 9.400 - 9.650 | - |
- Lúa OM 18 | kg | 9.400 - 9.600 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 9.500 - 9.600 | - |
- OM 380 | Kg | 8.800 | - |
- Lúa Nhật | kg | 7.800 - 8.000 | - |
- Lúa IR 50404 (khô) | kg | - | - |
- Lúa Nàng Nhen (khô) | kg | 15.000 | - |
Giá gạo |
| Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp ruột | kg | 16.000 - 20.000 | - |
- Gạo thường | kg | 16.000 - 17.500 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 26.000 | - |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 19.000 - 20.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 17.500 - 18.500 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 19.500 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 17.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 19.500 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 17.500 - 19.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 19.500 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 21.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 22.000 | - |
- Cám | kg | 9.000 - 10.000 | - |
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá gạo thường duy trì trong khoảng 16.000 - 17.500 đồng/kg. Các loại khác không có biến động mới.
Nguồn: Nông nghiệp An Giang.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cám được duy trì trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Tạo sự khác biệt cho lúa gạo Việt Nam
Với kim chỉ nam chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, thế hệ nông dân hiện đại đang có sự chuyển đổi đi lên rõ rệt, hạt gạo ngày càng chất lượng, theo Đài Phát thanh và Truyền hình Long An.
Theo bà Trần Thị Liên, Chủ tịch HĐQT VINASEED, khoa học công nghệ và tri thức hóa người trồng lúa là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để khai mở được sức mạnh này cần phải có sự thay đổi về cơ chế và bổ sung nguồn lực cho ngành hàng lúa gạo. Cụ thể hoá của khai mở sức mạnh này là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vừa được Chính phủ phê duyệt vào gần cuối tháng 11/2023.
Cùng với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, lai tạo ra nhiều giống lúa chất lượng thì ngành hàng lúa gạo còn có thêm nhiều thành tựu mới về ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Điển hình của ứng dụng công nghệ này có thể nói đến sản xuất lúa gạo "mặt ruộng không dấu chân" của Tập đoàn Lộc Trời.
Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, mô hình "Mặt ruộng không dấu chân" thực hiện sản xuất lúa gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa từ đầu vụ đến cuối vụ, giúp tiết kiệm lượng giống sử dụng, giảm lượng phân bón và thuốc hóa học, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất so với truyền thống từ 20% - 30%, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.