Kinh nghiệm, kỹ thuật làm chuồng heo

Kinh nghiệm, kỹ thuật làm chuồng heo

Làm chuồng cho heo

Chuồng heo là một trong những yếu tố quan trọng giúp heo có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Chuồng heo phải có nền cao ráo, xa chỗ ở của con người, hệ thống thoát phân, thoát nước tốt để thuận tiện cho rửa chuồng, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Dưới nền chuồng heo có thể xây bể khí Biogas để tận dụng khí biogas từ phân heo cho mục đích khác. 

Chuồng heo nên xây theo hướng Đông Tây, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa và khí lạnh vào mùa đông. Thường xuyên vệ sinh chuồng heo không để bẩn mang lại nhiều dịch bệnh khó có thể tránh khỏi.

Trong quá trình nuôi heo cần có nhiều loại chuồng khác nhau để đảm bảo heo được nuôi ở điều kiện tốt nhất. 

Chuồng heo nái

Chuồng heo nái được xây theo từng ô. Mỗi ô có diện tích khoảng 6m2 và chứa được khoảng 4 con lợn nái. Những con lợn nái này được chờ để phối giống. Bạn nên đặt chuồng heo nái cạnh chuồng heo đực để kích thích sự sản sinh tinh dịch của heo đực.

Chuồng heo đực giống

Đặc điểm của heo đực giống là chúng rất hay bị kích thích thần kinh do hưng phấn. Chính vì vậy các bạn cần cố định chắc chắn chuồng bằng các thanh sắt. Nhiệt độ tốt nhất để nuôi lợn đực giống khoảng 20 độ C.

Chuồng heo nái sau khi đẻ con

Đối với chuồng của heo nái đẻ con các bạn cần chia thành 2 ô khác nhau. Một ô dành cho heo nái mẹ và một ô dành cho lợn con. Ô dành cho heo mẹ có chiều dài tối thiểu là 2m, chiều rộng khoảng gần 1m. Ở ô của heo con các bạn cần lắp thêm những thiết bị sưởi ấm như đèn điện hoặc máy sưởi cho chúng.

Chuồng lợn đẻ

Đối với chuồng lợn đẻ cần đặc biệt lưu ý. Bởi khi đẻ lợn rất nhạy cảm, nếu không thiết kế thận trọng có thể làm chết lợn con. Chuồng lợn đẻ cần đặt ở những nơi kín gió, ánh sáng vừa phải. Trong chuồng cần lót thêm các chất làm khô như rơm, rạ, lá khô để làm ấm cho lợn.