Nam Á và Đông Nam Á: Vai trò mới của thị trường gia cầm toàn cầu

Nam Á và Đông Nam Á: Vai trò mới của thị trường gia cầm toàn cầu
heo một báo cáo mới đây của Rabobank, các quốc gia trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á được dự đoán sẽ đóng vai trò “then chốt” cho sự phát triển của thị trường gia cầm toàn cầu.

Các chuyên gia dự đoán, nhu cầu về thịt gia cầm và sản phẩm liên quan tại Nam Á và Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng cao, do sự phát triển dân số và thu nhập trung bình của người tiêu dùng. Điều này sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp gia cầm trong khu vực mở rộng sản xuất và tiếp cận thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến trong ngành cũng được kỳ vọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực khi tham gia vào thị trường toàn cầu.

Thị phần gia cầm Châu Á

Thị phần của Nam Á và Đông Nam Á trong sự tăng trưởng của thị trường gia cầm toàn cầu.

Đặc biệt, việc hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các quốc gia láng giềng cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp gia cầm tại Nam Á và Đông Nam Á. Đây cũng chính là cơ hội để các nước chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm, giúp tăng cường hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững cho ngành này trong tương lai.

Quả thực, sau một giai đoạn bị “chững” từ năm 2020 đến năm 2023, ngành công nghiệp gia cầm ở Nam Á và Đông Nam Á dường như đã sẵn sàng cho sự phục hồi mạnh mẽ. “Chúng tôi dự đoán mức tăng trưởng 30% vào năm 2030, do triển vọng kinh tế, dân số gia tăng, và sự quan tâm của người tiêu dùng đối với nguồn protein từ gia cầm,” ông Nan-Dirk Mulder, Chuyên gia cấp cao toàn cầu – Protein động vật tại Rabobank cho biết. Ấn Độ, Indonesia và Pakistan dự kiến sẽ đóng góp 60% trong tổng mức tăng trưởng.

Theo Rabobank, sự phát triển thị trường sẽ đi kèm với những cơ hội đầu tư “mời gọi”. Triển vọng tăng trưởng (cả về khối lượng và giá trị) khiến ngành gia cầm trở nên “thu hút” hơn trong mắt các nhà đầu tư không chỉ ở khu vực mà còn trên toàn thế giới. Song song với đó, là sự đòi hỏi cải thiện và nâng cấp của chuỗi cung ứng gia cầm.

Với sự gia tăng của các mạng lưới và nền tảng phân phối hiện đại, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tham gia vào các thị trường giá trị gia tăng và chiến lược quảng bá thương hiệu, hướng tới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng châu Á. “Người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình sẽ có cơ hội sử dụng các sản phẩm từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các nền tảng giao hàng tận nhà và nhà hàng”, Mulder giải thích.

Trong khi sản xuất nội địa tiếp tục chiếm ưu thế, thì nhập khẩu cũng đóng vai trò chiến lược trong chuỗi cung ứng của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. An ninh lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu, và với chưa đầy 5% thị trường tiêu thụ chủ yếu hàng nhập khẩu, thì các quốc gia Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam sẽ trở thành những nguồn cung vô cùng tiềm năng.