Nuôi bò vỗ béo: Một số kỹ thuật cần chú ý
Nuôi bò vỗ béo, vỗ béo bò là việc người chăn nuôi cung cấp các điều kiện tối ưu về nuôi dưỡng, chăm sóc để cho khối lượng, chất lượng thịt cao, đáp ứng được yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả kinh tế nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố về an toàn thực phấm.
Chuồng trại
Một trong các yếu tố đầu tiên và quan trọng với hầu hết các mô hình chăn nuôi nuôi nhốt hoặc bán nuôi nhốt đố là môi trường nuôi, chuồng trại cần phải thiết kế khoa học, phù hợp và đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm mùa đông.
Nhà chăn nuôi có thể xây dựng chuồng trại bò ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng trại xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, chuồng nuôi phải có diện tích phù hợp với số lượng bò và giai đoạn vỗ béo. Tùy theo quy mô mà chuồng có thể xây dựng 1 hoặc 2 dãy.
Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2 - 3% về phía rãnh thoát. Khi vỗ béo bò nên chia bò thành các nhóm cùng giới tính, độ tuổi và khối lượng ở trong cùng ô chuồng.
Có thể tách riêng những bò đực chưa thiến để tiến hành thiến trước khi đưa vào vỗ béo, đối với bò cái cần có biện pháp can thiệp để ức chế động dục trong quá trình vỗ béo.
Vỗ béo bằng phương thức nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo yêu cầu. Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, bò đi lại tự do trong chuồng.
Chọn bò giống
Người chăn nuôi nên xác định rõ mục tiêu rõ ràng trước khi bắt tay vào chăn nuôi, từ đó việc chọn con giống phù hợp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thu được.
Để nuôi bò vỗ béo nên chọn các giống bò nội, bò lai, bò nhập khẩu không sử dụng để sinh sản, cày kéo, vắt sữa, bò gầy do thiếu dinh dưỡng được phân nhóm theo tuổi, giống, giới tính, thể trạng, tầm vóc. Bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh. Những con bò, bê đưa vào vỗ béo phải nhanh nhẹn, phàm ăn, không bị dịch bệnh, thương tật.
Để có lợi ích tối ưu, loại bò thịt được chọn cũng phải phù hợp tiềm năng sẵn có của vùng như đất, nước, khí hậu, nông sản địa phương như ngô, hoặc ví dụ vùng có nhiều đồng cỏ sẽ phù hợp nuôi bò lấy sữa...
Thức ăn cho bò nuôi vỗ béo
Chiến lược cho ăn là kỹ thuật quan trọng nhất, người chăn nuôi cần nắm rõ được nhu cầu thức ăn của từng giai đoạn phát triển của bò, với bò trưởng thành một năm tiêu tốn 5 tấn thức ăn thô, xanh.
Nguyên liệu làm thức ăn cho bò vỗ béo là các nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, được phân thành các nhóm chính: Thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
Thức ăn thô: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm công nghiệp, nông nghiệp…;
Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc, hạt họ đậu, cám, các loại khô dầu, các loại bột từ động vật, các loại bột từ thủy sản, thức ăn hỗn hợp…;
Thức ăn bổ sung: Khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, axit amin, vitamin, enzyme, chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo dược…
Thức ăn thô được cho ăn tự do theo nhu cầu, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung được cho ăn theo tỷ lệ cân đối để đáp ứng tiêu chuẩn ăn cho bò. Theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời.
Vào mùa đông, lượng cỏ, thức ăn xanh giảm cần chú ý thay đổi khẩu phần ăn của bò. Thức ăn bao gồm 6 kg cỏ khô và 0,8 kg hỗn hợp lúa mạch-đậu (hoặc hỗn hợp ngũ cốc-protein khác) cho mỗi con trên một ngày. Ngoài ra, có thể gồm 3kg rơm rạ, 6 kg kiện cỏ khô mà không cần thêm thức ăn tinh.
Lựa chọn thứ ba bao gồm 9kg cỏ khô và 0,6 kg đậu lúa mạch hoặc cây ngũ cốc-protein. Bạn cũng có thể tạo khẩu phần bao gồm 4 kg rơm rạ và 6 kg kiện cỏ khô và không thêm thức ăn tinh.
Chủ động tạo nguồn thức ăn, giảm chi phí
Phần lớn thức ăn cho gia súc được sản xuất trực tiếp tại trang trại. Các đồng cỏ tự nhiên được sử dụng rộng rãi từ trước đến nay đang trở nên cạn kiệt và mất khả năng chăn nuôi. Vì thế, cần phải sử dụng nhiều biện pháp tăng sản lượng loại thức ăn này. Chẳng hạn sản xuất cỏ nhân tạo, trồng trọt, sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn nuôi…
Bò thịt bị giảm hoặc tăng trọng lượng tùy theo khối lượng thức ăn gia súc sẵn có thay đổi theo mùa. Phải mất một thời gian nhất định để chúng lấy lại cân nặng khi thức ăn thô xanh không đáp ứng đủ trong mùa khô.
Vào mùa mưa, người chăn nuôi nên xem xét việc trồng hạt kê. Sau đó phơi khô và bảo quản để cung cấp cho bò thịt trong mùa khô. Ngoài cám kê thì bạn có thể sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp khác. Như từ cây cao lương, cây đậu đũa, cây họ đỗ,…
Chăm sóc
Khối lượng của từng cá thể phải được xác định trước khi đưa vào vỗ béo. Hàng tháng, bò được cân hoặc đo để xác định khối lượng tăng nhằm điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp.
Hằng ngày, quan sát hoạt động của bò nhằm phát hiện những con có biểu hiện không bình thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Một con bò thịt trưởng thành có thể tiêu thụ tới 100 lít nước mỗi ngày nên nước uống cho bò phải cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh. Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Chăm sóc thú y
Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Chuồng nuôi phải được vệ sinh hàng ngày và khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
Phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Thường xuyên diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.
Sau khi xuất bán bò phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.
Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn thú y.
Thời gian vỗ béo, giai đoạn xuất chuồng
Trung bình 50 - 90 ngày với dự kiến tăng trọng 700 - 900 g/con/ngày đối với bò nội; 1,1 - 1,4 kg/con/ngày đối với bò lai trên 75% máu Zebu; 1,5 - 1,8 g/con/ngày đối với bò ngoại và bò lai 50% máu bò thịt ôn đới.
Nhằm tối đa hóa lợi nhuận, bạn cần có những kỹ thuật nuôi bò thịt thời điểm trước khi bán ra thị trường. Giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 5 tháng với thức ăn tinh gồm ngũ cốc, đủ để cân bằng khẩu phần. Hoặc cỏ khô sẽ làm thức ăn thô xanh duy nhất.
Trong quá trình xuất chuồng, khẩu phần được bổ sung bằng thức ăn tinh. Số lượng được giới hạn ở mức 5,5 kg mỗi ngày. Bắt đầu bằng cách phân phối 3kg mỗi ngày và tăng 1kg mỗi tuần. Trong trường hợp khẩu phần có cỏ khô, ngũ cốc được giới hạn ở mức 4,5 kg/con/ngày.
Tổng kết và đánh giá
Hàng năm phải thực hiện đánh giá năng suất để đưa ra những thay đổi trong kỹ thuật nuôi bò thịt. Đây là cơ hội để xác định và đánh giá mức năng suất hiện tại của đàn bò và xếp hạng các cá thể trong đàn theo các đặc điểm phù hợp với điều kiện kinh tế.
Ngoài ra, để đảm bảo thu nhập, người chăn nuôi cũng phải đánh giá về chất lượng di chuyển. Các chỉ số như độ dễ đẻ, khả năng tăng trưởng và khả năng cho sữa là những tiêu chí nên xem xét. Việc này sẽ giúp bạn thay đổi hoặc tiếp tục duy trì giống bò thịt đang nuôi.
- Tham khảo thêm bài viết cách chăm sóc bò đẻ.