Protein là thức ăn chăn nuôi của tương lai

Protein là thức ăn chăn nuôi của tương lai

Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá tiềm năng của nhiều thành phần thức ăn chăn nuôi mới cho heo và gia cầm. Kết quả khả quan, song áp dụng các loại protein này vào thực tế đòi hỏi tư duy đột phá.

Bột vẹm, dinh dưỡng và hiệu suất

Bột vẹm chế biến từ thịt vẹm có hàm lượng protein thô (CP) 60 - 70% vật chất khô (DM), tương đương bột cá. Protein bột vẹm có thành phần axit amin thiết yếu tương tự bột cá. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu hóa 83% khá lý tưởng để bột vẹm được sử dụng làm thức ăn cho heo cách đây nhiều năm.

Trước đó, nhiều thử nghiệm đã chứng minh hiệu suất gà đẻ trong các mô hình thử nghiệm vẫn được duy trì tốt khi bổ sung bột vẹm 4 - 12% vào thức ăn. Tương tự, gà thịt và heo giai đoạn vỗ béo cũng phát triển tốt khi chúng được cho ăn bằng các khẩu phần bổ sung bột vẹm. Ngoài ra, bột vẹm có thể tăng màu sắc lòng đỏ trứng gà nhờ chất carotenoid. Tuy nhiên, khả năng tạo màu sẽ khác nhau tùy vào lượng carotenoid trong vẹm xanh.

Gần đây, các phương pháp chế biến khác nhau để sản xuất bột vẹm là vấn đề được quan tâm. Nhược điểm của quá trình sản xuất bột vẹm từ thịt vẹm là năng lượng đầu vào quá cao nước phục vụ quá trình làm sôi để loại bỏ vỏ vẹm khá tốn kém. Hiệu quả của bột vẹm chưa sạch vỏ vẫn đang được đánh giá thêm. Khi vỏ vẹm không được loại bỏ hoàn toàn, muối và các mảnh vỏ này sẽ làm tăng lượng tro, nên bột vẹm chưa sạch vỏ thường có hàm lượng protein thấp hơn.

So sánh bột cá, bột vẹm tách vỏ và chưa sạch vỏ

Một nhóm 6 gà mái nuôi trong một trang trại công nghiệp được cho ăn các khẩu phần chứa 3% bột cá, 5% bột vẹm tách vỏ hoặc 6% bột vẹm chưa sạch vỏ từ tuần tuổi 23 (sau khi chu kỳ đẻ trứng bắt đầu). Gà được nuôi theo điều kiện hữu cơ. Ở nhiều độ tuổi của gà mái, thu gom 25 quả trứng để phân tích chất lượng trứng. Ðộ cứng của vỏ trứng gà được ăn 2 loại bột vẹm tương đương khi ăn bột cá.

Ngoài ra, bột vẹm lẫn vỏ đã cải thiện màu sắc lòng đỏ trứng gà không thua kém bột cá. Ngoài ra, axit béo omega-3 trong bột vẹm tách vỏ có thể nâng cao lượng omega-3 trong trứng gà. Cho ăn bằng bột vẹm lẫn vỏ đã làm giảm trọng lượng của trứng (trung bình 2 g), xảy ra cùng lúc gia cầm bị giảm tăng trọng. Lượng muối cao tích tụ trong bột vẹm còn lẫn vỏ là nguyên nhân cho hiện tượng này.

Với hàm lượng CP trung bình 39% DM, bột sao biển ít protein hơn bột cá nhưng chứa hàm lượng axit amin thiết yếu tương đối và thấp hơn không đánh kể so với bột cá. Protein bột sao biển dễ tiêu hóa với vật nuôi như heo nhờ tỷ lệ tiêu hóa lý tưởng 80%. Tuy nhiên, bột sao biển chứa 20 - 50% tro dẫn đến sự biến đổi thành phần dinh dưỡng suốt chu kỳ sản xuất.

Sao biển tại Ðan Mạch nếu được thu hoạch đúng thời điểm sẽ đạt hàm lượng protein tối đa và lượng tro thấp nhất. Mặc dù hàm lượng tro cao, bột sao biển vẫn có thể thay thế bột cá và duy trì hiệu suất tăng trưởng của heo và gà mái. Tuy nhiên, bổ sung hơn 7,5% bột sao biển vào thức ăn sẽ làm giảm hiệu suất tăng trưởng của heo giai đoạn tăng trưởng do sự dư thừa canxi từ bột sao biển làm giảm khả dụng của phốt pho.

Bột côn trùng chứa 60% CP và lượng protein khác nhau tùy loại côn trùng, điều kiện nuôi và chế biến. Bột côn trùng thay thế được khô đậu về axit amin thiết yếu. Tuy nhiên, mức độ cysteine - một chất axit amin quan trọng trong bột côn trùng có xu hướng thấp hơn. Chất nền để nuôi côn trùng ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của chúng nên những loại côn trùng sản xuất trong điều kiện có kiểm soát sẽ đạt cân bằng thành phần dinh dưỡng.

Nhiều nghiên cứu đã thay thế thành công một phần đậu tương bằng ruồi lính đen hoặc sâu meal vàng hoặc bọ cánh cứng trong khẩu phần ăn của heo và gia cầm. Tuy nhiên, bổ sung quá cao (trên 10%) sẽ hạn chế hiệu quả của thức ăn do chitin, một chất cellulose giống như chất xơ hình thành lớp vỏ côn trùng đã hạn chế tỷ lệ tiêu hóa của protein.

Những thành phần trên đều có tiềm năng thay thế các loại protein truyền thống hiện nay. Tuy nhiên, duy trì tăng trưởng không phải là yếu tố tiên quyết khi sử dụng những thành phần này. Ứng dụng các chất thay thế và thành phần thức ăn được sản xuất tại địa phương cũng phụ thuộc vào nguồn cung sẵn có và hiệu quả chi phí khi bổ sung vào thức ăn.

Ðể ngăn chặn các lo ngại môi trường liên quan đến đậu tương và bột cá, điều quan trọng là phải lường trước được những tác động của quá trình sản xuất các loại thức ăn này lên sự đa dạng sinh học, đất đai, chất lượng nước và khí thải nhà kính. Ðiều này sẽ đảm bảo việc sử dụng lâu dài và đúng lúc các thành phần thức ăn chăn nuôi thay thế.