Trúng mùa lúa - tôm, nông dân ĐBSCL phấn khởi
Các tỉnh ven biển ĐBSCL đang phát triển mạnh mô hình sản xuất lúa- tôm. Ngoài nguồn thu nhập chính là lúa - tôm, bà con đã sáng tạo và nâng tầm mô hình lúa - tôm thành mô hình đa cây - đa con.
Các tỉnh ven biển ĐBSCL đang phát triển mạnh mô hình sản xuất lúa- tôm. Nhiều người nghĩ nông dân chỉ thu lợi từ cây lúa và con tôm sú. Song, trên thực tế, ngoài nguồn thu nhập chính là lúa - tôm, bà con đã sáng tạo và nâng tầm mô hình lúa - tôm thành mô hình đa cây - đa con.
Qua đó giúphọ chủ động phòng tránh rủi ro và từng bước xây dựng mô hình lúa - tômSX bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, cho thu nhập cao.
Bạc Liêu là một trong những tỉnh ở ĐBSCL phát triển mạnh mô hình lúa- tôm, dự kiến đến năm 2020 diện tích đạt từ 35.000 - 40.000ha. Đặc biệt thời gian gần đây Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu kết hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” trên vùng lúa – tôm đã mang lại hiệu quả cao cho nông dân.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về huyện Phước Long mới thấy không khí tất bật của người dân vào đợt thu hoạch rộ vụ lúa – tôm. Khuôn mặt nhễnhại mồ hôi nhưng ai nấy đều tươi cười bởitrúng mùa, tôm, cá bán được giá cao.
Ông Lê Việt Thắng ở ấp Long Hậu, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long chia sẻ: Trước đây, do không chủ động được nguồn nước ngọt nên việc cải tạo, rửa mặn để sạ lúa khó có thể thực hiện được. Nếu cóSX lúa trong ruộng tôm cũng bị thất bại. Năm nay, nhà nước khuyến khích nông dân sạ lúa trên đất nuôi tôm, đầu tư đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt, lại thêm điều kiện mưa nhiều, độ mặn trên ao vuông xuống thấp nên tôi an tâm gieo sạ.
"Đặc biệt năm nay là năm đầu tiên tôi được ngành nông nghiệp chọn tham gia “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” trên vùng lúa- tôm với diện tích 1ha, được nhà nước hỗ trợ giống, DN hỗ trợ phân bón. Trong quá trìnhSX được ngành nông nghiệp quan tâm hướng dẫn kỹ thuật, chi phí giảm, lúa đạt năng suất gần 8 tấn/ha, cao hơn 10-15% so với ruộngSX lúa- tôm bình thường", ông Thắng nói.
Sau khi trừ hết chi phí ông Thắng còn lãi trên 25 triệu đồng/ha. Ngoài thu hoạch lúa ra, vụ này ông còn thu hoạch thêm tôm sú, cua biển và cá đồng nuôi ghép. Sang vụ lúa- tôm tiếp theo gia đình vẫn tiếp tục sử dụng phân bón của Bình Điền mong trúng mùa, bán giá cao.
Còn ông Lê Hùng Cường ở cùng ấp đang cùng mấy người con thu hoạch vụ lúa- tôm 1,5ha, năng suất đạt trên 4,6 dạ/công (1.300m2), lúa bán được giá gần 5.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí còn lợi nhuận trên 2,6 triệu đồng/công.
Vụ lúa – tôm lãi trên 25 triệu đồng/ha
Ông Cường phấn khởi cho biết: "Canh tác lúa - tôm thường thìlúa bị lỗ hay giỏi lắm huề vốn là mừng, vì đây là vùng đất phèn mặn khá nặng, đa phần lấy lợi nhuận bù lại từ nuôi tôm, cua và cá đồng kết hợp trong ruộng. Vụ nàySX lúa- tôm theo quy trình khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Trước mắt giúp giảm được lượng giống gieo sạ, ít sâu bệnh, giảm thuốc BVTV, phân bón và đặc biệt giúp lúa cứng cây chống đổ ngã tốt, cho năng suất cao hơn so vớiSX lúa trước đó".
Bên cạnh đó mô hình trồng màu trên bờ liếp vuông lúa- tôm nhiều nông dân cũng phát triển mạnh. Việc tận dụng các bờ liếp vuông tôm để trồng thêm các loại rau màu, bầu, bí, dưa hấu, bắp cải… đều sử dụng phân bón Đầu Trâu cho năng suất cao đã giúp bà con thu lãi bình quân 15 triệu đồng/công/vụ.
Ông Nguyễn Phương Hùng, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu cho biết, năm 2018 Trung tâm triển khai thực hiện mô hình trình diễn “Canh tác lúa thông minh trên nền đất tôm – lúa” trên địa bàn huyện Phước Long vớimục tiêuchuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác mới giúp bà con ứng phó biến đổi khí hậu. Đặc biệt chuyển giao khoa học kỹ thuật thích hợp trong canh tác mô hình một vụ tôm, một vụ lúa nhằm nâng cao giá trị lúa gạo và hạn chế rủi ro, từng bước hướng tớiSX chất lượng, an toàn.