Chăm sóc lợn nái khi mang thai

Chăm sóc lợn nái khi mang thai

Trong quá trình nuôi lợn các bạn cũng cần chú ý đến việc đỡ đẻ và chăm sóc lợn lúc mang thai, trong và sau khi đẻ. 

Đảm bảo nhiệt độ ổn định

Thời gian mang thai là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất của lợn nái. Nếu sống trong nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn. Thậm chí có thể gây chết thai. Nhiệt độ phù hợp đối với lợn nái đang mang thai là từ 17 độ đến 21 độ C. 

Nếu vào mùa đông các bạn cần sử dụng các thiết bị sưởi ấm, đèn sưởi để giúp lợn nái giữ ấm. Vào mùa hè nên tắm thường xuyên, tạo môi trường thoát mát, rộng rãi cho lợn.

Trong khi mang thai lợn cũng cần được nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên để lợn gặp những kích thích mạnh. Đặc biệt lợn nái mang thai rất nhạy cảm với tiếng ồn.

Khẩu phần ăn

Trong khẩu phần ăn của lợn nái cần đạt các mức quy định như sau: khoảng 14% protein, tỷ lệ canxi là 0.9%, tỷ lệ photpho là 0.45%. Trong thức ăn của lợn không được có bã rượu hoặc thức ăn có men. Những loại này có thể gây sảy thai cho lợn. 

Khoáng chất là một trong những hoạt chất cần thiết nhất trong giai đoạn này. Chúng giúp lợn con có thể phát triển xương và răng hoàn thiện. Một số lợn mẹ không nạp đủ chất này khiến lợn con sinh ra bị bại liệt.

Xử lý khi lợn quá ngày chưa đẻ

Thông thường thời gian mang thai của lợn nái khoảng 102 – 128 ngày. Nếu qua số ngày trên mà lợn vẫn chưa đẻ thì được coi là quá ngày. Trong trường hợp này các bạn cần sử dụng các biện pháp can thiệp bên ngoài. Ép lợn vào góc chuồng, dùng dây buộc mõm và sử dụng ống dẫn nước xà phòng vào tử cung. 

Sau đó các bạn cần theo dõi thêm. Nếu lợn có các dấu hiệu chuẩn bị sinh thì đỡ đẻ cho lợn. Nếu lợn chưa có dấu hiệu đẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tham khảo các bài viết khác:

Kỹ thuật chăm sóc heo

Kỹ thuật nuôi heo siêu nạc

Kỹ thuật nuôi heo nhanh lớn

Chăm sóc heo nái mang thai.